Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Bộ nhớ của PLC

Bộ nhớ của PLC có vai trò rất quan trọng, bởi nó được sử dụng để chứa toàn bộ chương trình điều khiển, các trạng thái của các thiết bị phụ trợ.
Thông thường, các bộ nhớ được bố trí trong cùng một khối với CPU. Thông tin chứa trong bộ nhớ sẽ xác định việc các đầu vào, đầu ra được xử lý như thế nào. Bộ nhớ bao gồm các tế bào nhớ được gọi là bit.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Bộ xử lý của PLC

Bộ vi xử lý sẽ lần lượt quét các trạng thái của đầu vào và các thiết bị phụ trợ, thực hiện logic điều khiển được đặt ra bởi chương trình ứng dụng, thực hiện các tính toán và điều khiển các đầu ra tương ứng của PLC. Các PLC thế hệ cuối cho phép thực hiện các phép tính số học và các phép tính logic, bộ nhớ lớn hơn, tốc độ xử lý cao hơn và có trang bị giao diện với máy tính, với mạng nội bộ.v.v.
Bộ vi xử lý điều khiển chu kỳ làm việc của chương trình. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ quét của PLC, tức là khoảng thời gian thực hiện xong một vòng các lệnh của chương trình điều khiển. Chu kỳ quét được minh họa ở hình sau :

Khi thực hiện quét các đầu vào, PLC kiểm tra tín hiệu từ các thiết bị vào như công tấc, cảm biến,…Trạng thái của tín hiệu vào được lưu tạm thời váo một mảng nhớ. Trong thời gian quét chương trình, bộ xử lý quét lần lượt các lệnh của chương trình điều khiển, sử dụng các trạng thái của tín hiệu vào trong mảng nhớ để xác định các đầu ra đáp ứng hay không. Kết quả là các trạng thái của đầu ra được ghi vào mảng nhớ, PLC sẽ cấp hoặc ngắt điện cho các mạch ra để điều khiển các thiết bị ngoại vi. Chu kỳ quét của PLC có thể kéo dài từ 1 đến 25 mili giây. Thời gian quét đầu vào và đầu ra thường ngắn so với chu kỳ quét của PLC.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Khắc phục lỗi không vào được blogspot ở 1 số máy tính

Chỉnh sửa file host của máy tính:
Máy tính dùng Windows:
Vào Start->Run-> Gõ dòng sau (Copy+paste): %systemroot%/system32/drivers/etc/
(hay mở "My Computer" rồi nhập vào đường dẫn sau lên thanh địa chỉ C:\Windows\System32\drivers\etc\)

Tìm file “hosts” phải chuột chọn open, chọn mở nó bằng Notepad và thêm các dòng sau:

74.125.71.191 blogspot.com
74.125.71.191 blogger.com
74.125.71.191 www.blogger.com
74.125.71.191 draft.blogger.com
74.125.71.191 buzz.blogger.com

Save lại là xong (Cttrl+S)

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Thành phần cơ bản của PLC

Thành phần của PLC

Nếu không nhìn về khía cạnh giá thành, kích thước, mức độ phức tạp, tất cả các PLC bao giờ cũng có những thành phần cơ bản và đặc điểm chức năng giống nhau. Một PLC bao  giờ cũng có 6 thành phần cơ bản: 

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Nguyên lý làm việc của PLC

CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

Ưu điểm và ứng dụng của PLC trong công nghiệp

1. Ưu điểm của hệ thống điều khiển sử dụng PLC
Sự ra đời của hệ điều khiển PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển cũng như các khái niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển dùng PLC có những ưu điểm sau:
– Giảm đến 80% số lượng dây nối.
– Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp .
– Khả năng tự chuẩn đoán do đó giúp cho việc sửa chữa được nhanh chóng và dễ dàng.
– Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình, khi không có các yêu cầu thay đổi các đầu vào ra thì không cần phải nâng cấp phần cứng

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Lịch sử phát triển của PLC

Vào khoảng năm 1968, các nhà sản xuất ô tô đã đưa ra các yêu cầu kỹ thuât đầu tiên cho thiết bị điêù khiển lô gíc khả lập trình.